[Báo Thông tấn xã Việt Nam] Nước ion kiềm giàu Hydro cho người luyện tập thể thao
28 Tháng Một, 2019Tìm hiểu chi tiết về máy lọc nước alkaline Nhật Bản
6 Tháng ba, 2019Nước ion kiềm là gì? Nguồn gốc, Đặc tính, lợi ích & cách sử dụng đúng cách
Nhiều trang web hiện nay suy tôn nước ion kiềm (hay nước kiềm) có thể chữa bách bệnh song thực tế đây chỉ là loại nước có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy, thực hư nước ion kiềm là gì? Nguồn gốc, lợi ích như thế nào?
Nước uống kiềm ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhất là giới thượng lưu, điển hình cho xu hướng này chính là từ khóa nước ion kiềm là gì? đang nhận được hơn 1600 lượt tìm kiếm mỗi tháng. Nước ion kiềm là một loại nước uống tốt cho sức khỏe với các tính chất khác biệt so với tất cả các loại nước thông thường.
Hiện nay, để đọc thông tin đúng nhất về nước uống kiềm là rất khó, những tin tức trên mạng tràn lan và đa chiều, không được xác thực khiến bạn băn khoăn không biết đâu mới là đúng? Vì vậy, những thông tin về nước uống kiềm tại Fuji Smart được chuyên gia tổng hợp một cách chuẩn xác, nguồn được tham khảo từ các trang uy tín, các báo sức khỏe, các nghiên cứu khoa học nên bạn đọc hoàn toàn có thể an tâm.
1. Nước ion kiềm là gì? Nguồn gốc & Quy trình tạo ra nước điện giải ion kiềm
Ngoài nước máy đun sôi để nguội, người dùng có thể chọn các loại nước uống phổ biến trên thị trường như nước suối, nước khoáng, nước bù khoáng… để uống.
Với mỗi loại đem lại các công dụng khác nhau, nhưng không phải loại nước nào cũng phù hợp để uống lâu dài và uống hằng ngày. Vì vậy, nước ion kiềm xuất hiện tại Việt Nam chính là loại nước tốt cho sức khỏe, phù hợp để uống hằng ngày cùng các tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
-
Nước uống kiềm là gì? Công dụng nước ion kiềm là gì?
Nước điện giải ion kiềm được tạo ra từ máy lọc nước điện giải. Nước ion kiềm được gọi bằng những tên khác như: nước kiềm, nước điện giải ion kiềm, nước ion kiềm giàu Hydro, nước uống kiềm, nước Pi, nước Hydro, nước Hydrogen, nước có tính kiềm hoặc nước Hoàn Nguyên (trong tiếng Nhật).
Nhờ trải qua quá trình điện phân mà nước ion kiềm mang những tính chất đặc biệt, không thể tìm thấy được ở những loại nước khác. Nước ion kiềm có thể dùng để làm nước uống, nấu ăn, pha chế, rửa sạch thực phẩm… Đặc biệt, nước uống kiềm còn được biết đến là loại nước tốt cho sức khỏe, có khả năng giúp cơ thể phòng chống nhiều căn bệnh như: Tiểu đường, ung thư, tim mạch, cao huyết áp, gout…
-
Nguồn gốc của nước điện giải ion kiềm (nước kiềm)
Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra các nguồn nước ngầm có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe có ở nhiều nơi, nổi tiếng như tại Nordenau của Đức, Lourdes của Pháp, Tlacote của Mexico, Himalayas tại Trung Quốc và Delhi tại Ấn Độ…
Những loại nước này có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng chống lão hóa, hỗ trợ điều trị bệnh. Điển hình như nguồn nước Lourdes ở Pháp trở thành nơi nghỉ dưỡng và phục hồi cho cơ thể.
Sau đó, năm 1931 các nhà khoa học đã đưa nguồn nước này vào nghiên cứu và phát hiện ra, nước có các tính chất rất đặc biệt như giàu tính kiềm, giàu Hydogen, giàu vi khoáng, dạng ion, cấu trúc siêu nhỏ…
Đến năm 1940, để tái tạo lại nguồn nước này trong phòng thí nghiệm nhằm tái tạo công dụng nước ion kiềm, các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng công nghệ điện giải để điện phân nước tự nhiên thành nước ion kiềm, nước hydro của Nhật (alkaline ionized water).
-
Quy trình tạo ra nước điện giải ion kiềm Nhật Bản (nước Hydro của Nhật Bản)
Để tạo ra nước điện giải ion kiềm tại Việt Nam cần trải qua 3 giai đoạn chính gồm: Tiền xử lý, lọc nước và điện phân nước. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Tiền xử lý
Máy lọc nước ion kiềm Nhật Bản (máy lọc nước hydro của Nhật) có cấu tạo dựa trên nguồn nước đầu vào của Nhật Bản, nơi mà nước máy có thể uống trực tiếp ngay tại vòi.
Nhưng với nơi có nguồn nước chưa được xử lý tốt như ở Việt Nam, nếu nước trực tiếp đi vào máy có thể gây quá tải cho bộ lọc, thậm chí làm hỏng điện cực. Vì vậy, trước khi đi vào máy lọc nước ion kiềm, nguồn nước đầu vào sẽ được lọc qua bộ tiền xử lý để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, nhờ đó bảo vệ được máy vào tạo nước với chất lượng tốt hơn.
Giai đoạn 2: Lọc nước
Nước máy (nước thủy cục) đã lọc qua tiền xử lý mới đảm bảo các tiêu chuẩn đầu vào của máy điện giải ion kiềm. Sau đó, nước đi vào bộ phận lọc nước từ máy giúp loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn, kim loại nặng vẫn còn tồn tại trong nước. Việc qua nhiều lần lọc để giúp nước sạch mà vẫn giữ được tính tự nhiên của nước, nhất là các khoáng chất có lợi, các nguyên tố tạo kiềm cho nước.
Giai đoạn 3: Điện phân nước
Nước sau khi được lọc sạch tiếp tục đi vào bộ phận điện giải của máy điện giải nước ion kiềm. Qua các tấm điện cực giúp phân tách nước thành các ion và tái cấu trúc phân tử nước tạo nên 2 dòng nước khác nhau: nước ion kiềm và nước ion axit.
Nước có tính kiềm với lượng OH- nhiều hơn H+ được tạo ra ở cực âm, nước ion axit với lượng H+ nhiều hơn OH- được tạo ra ở cực dương của máy với nhiều cấp độ pH khác nhau.
2. Đặc tính của nước điện giải ion kiềm giàu hydro
Khác với tất cả các loại nước như nước khoáng, nước suối hay nước lọc từ RO, Nano… nước có tính kiềm được tạo ra từ máy điện giải có các đặc tính ưu việt được xem là loại nước uống tốt cho sức khỏe, được nhiều chuyên gia bác sĩ khuyên dùng. Các đặc tính này bao gồm tính kiềm tự nhiên, giàu Hydrogen, giàu vi khoáng và cấu trúc phân tử siêu nhỏ.
-
Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh
Với độ pH từ 8.5 – 9.5, nước này giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh có tác dụng giúp cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể, cải thiện hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh do dư thừa axit gây ra như gout, dạ dày, trào ngược axit…
-
Giàu chất chống oxy hóa mạnh – Hydrogen/Hydro phân tử
Hydro được nghiên cứu là chất chống oxy hóa hoàn hảo với phân tử nhỏ nhất. Rất khó để giữ Hydro được trong nước, dùng khí H2 sục vào nước cũng không có tác dụng giữ được lâu và tốt cho sức khỏe. Vì vậy để có Hydro, cách tốt nhất là điện phân H2O => H2 + O2.
Một trong những tiêu chí quan trọng được khách hàng đánh giá chất lượng nước ion kiềm hiện nay là hàm lượng Hydro. Đây là chất chống oxy hóa nhỏ nhất, mạnh nhất trong tự nhiên giúp loại bỏ gốc tự do có hại.
Gốc tự do có hại thường phá hủy tế bào, gây ra các bệnh tật nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, thậm chí là ung thư… Hydrogen còn có thể xuyên qua cả hàng rào máu não để thẩm thấu, bảo vệ tế bào và phát huy tác đến mọi nơi trong cơ thể.
-
Cấu trúc phân từ nước siêu nhỏ (0.5 nanomet)
Sau khi điện phân nước, nước ion kiềm tồn tại ở dạng ion, không phải dạng phân tử nước thông thường nên có kích thước siêu nhỏ (0.5 nanomet), nhỏ gấp 5 lần so với phân tử nước thường. Với cấu trúc này giúp nước có tính kiềm có thể hấp thụ và thẩm thấu nước nhanh hơn, thanh lọc và đào thải độc tố cũng tốt hơn.
-
Giàu chất khoáng có lợi (Na+, Mg2+, Ca2+, K+)
Chất khoáng có trong nước ion kiềm là chất khoáng tự nhiên trong nước (khác với khoáng chất nhân tạo được thêm vào). Các vi khoáng này còn là vi khoáng có lợi cho cơ thể, có tác dụng bổ sung khoáng chất thiết yếu, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương…
3. Những lợi ích thiết thực mà nước có tính kiềm mang lại cho người sử dụng
Năm 1965, nước ion kiềm công nhận và khuyến khích sử dụng được bởi Bộ Y tế Nhật Bản. Loại nước này có những công dụng như giúp đưa cơ thể về trạng thái cân bằng tự nhiên, tránh tình trạng dư thừa axit, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, thanh lọc và giải độc cơ thể.
Lợi ích của nước ion kiềm đã được nghiên cứu và công bố trong nhiều báo cáo khác nhau.
Tiến sĩ Hayashi Hidemitsu – Viện trưởng Viện nước Nhật Bản cho biết nước ion kiềm giàu Hydrogen có tác dụng hỗ trợ các bệnh như: Tiểu đường, gout, phổi, huyết áp và nhiều loại bệnh khác do oxy hóa gây ra.
Trong báo cáo của Viện đào tạo sau Đại học của Kyoto, khoa Nghiên cứu Y học vào năm 2009 cho biết nước có tính kiềm giúp ngăn ngừa lão hóa, cải thiện sự bất ổn định của các nhiễm sắc thể trong tế bào bị lão hóa.
Báo cáo của Đại học Pittsburght Mỹ kết luận nước ion kiềm là loại nước tốt cho sức khỏe.
4. Hướng dẫn uống nước ion kiềm đúng cách
Nước ion kiềm là loại nước được uống tươi tại vòi để đảm bảo lượng Hydrogen cao nhất và không bị bay hơi đi. Không để nước ion kiềm lâu ở ngoài vì sẽ làm mất đi hết Hydro trong nước. Không đun sôi nước ion kiềm để uống vì làm bay hơi Hydro.
Nước ion kiềm có từng cấp độ pH khác nhau như cấp độ 1 – 3 hoặc là cấp độ pH 8.5 – 9.0 – 9.5 là để uống, tránh nhầm lẫn với nước có cấp độ 4 hoặc độ pH từ 10.0 trở lên dùng để rửa rau, củ, quả và không uống được.
Thời gian đầu, bạn nên uống cấp độ thấp nhất với pH khoảng 8.5 để cơ thể quen dần với nước ion kiềm. Sau 1 tuần sử dụng, bạn nên dùng mức pH cao hơn như 9.0 và tuần tiếp theo bạn có thể tăng lên mức 9.5, hoặc giữ nguyên mức 9.0 nếu cảm thấy phù hợp. Đối với người già hoặc người bị bệnh, khả năng thích ứng với nước lâu hơn nên có thể kéo dài thời gian uống nước pH 8.5 vài tuần trước khi dùng mức pH cao hơn.
Để nước ion kiềm có tác dụng tốt nhất, nên uống trước và sau bữa ăn 30 phút, tuyệt đối trong bữa ăn không dùng nước kiềm. Nếu muốn uống trong bữa ăn, tốt nhất nên dùng nước lọc, nước trung tính nhưng cần hạn chế thói quen không tốt này. Trung bình mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất 2.5 – 3.9 lít nước ion kiềm tùy theo cơ địa.
Lưu ý: Chất lượng nước ion kiềm được đánh giá cao là khi lượng Hydrogen cao trong khi độ pH ổn định. Hiện nay nhiều thương hiệu, để cạnh tranh máy lọc nước, bỏ qua tiêu chí cốt lõi – sức khỏe để tạo ra nước ion kiềm có Hydrogen cao là được.
Nồng độ Hydrogen thường tỷ lệ thuận với độ pH (tính kiềm) trong nước, khi Hydrogen cao dễ dẫn đến độ pH cao, nước pH 9.5 trở lên không còn phù hợp để uống, có thể gây hại cho người dùng. Riêng Fuji Smart từ công nghệ điện cực mới nhất tại Nhật Bản, Smart 4.0 nên mới có thể tạo ra nước ion kiềm có nồng độ Hydrogen cao nhất trên thị trường (từ 850 – 1000 ppb) tại mức nước pH 9.5 trong khi độ pH ổn định và bền vững, không vượt quá pH 9.5.
Ở trên là tổng quan các kiến thức hữu ích và chuẩn xác về nước ion kiềm từ các chuyên gia tổng hợp mà người dùng cần phải biết. Hi vọng, với các kiến thức này, người dùng không phải băn khoăn và hoang mang trước các tin đồn hoặc các luồng thông tin chưa chuẩn xác trên mạng internet hiện nay.
Tác giả: chuyên gia Lee ION (Nhật Bản)